Tiểu đường, tim mạch vì hoa quả sấy '3 không'

Ngày 20/11/2013 06:22 AM (GMT+7)

Hoa quả sấy khô “3 không” (không nguồn gốc, không hạn sử dụng, không nhãn mác) bày bán tại chợ Đồng Xuân dù được bảo quản hết sức sơ sài, nhiều mặt hàng bị chảy nước nhưng cả người bán lẫn người mua đều “vô tư” tiêu thụ mà không quan tâm đến hậu quả về bệnh tật do loại trái cây này có thể gây ra.

Mốc, bẩn, chảy nước vẫn “đắt” khách

Phố Hàng Buồm, Hàng Đường, Hàng Giầy (Hoàn Kiếm)… được coi trung tâm chuyên bán hoa quả đã chế biến, bánh kẹo, đường sữa của Hà Nội, tại đây la liệt các sản phẩm trái cây sấy khô có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng được “núp” dưới bóng hàng sản xuất tại Thái, Mỹ hoặc hàng Việt Nam

Hầu hết các sản phẩm mứt, hoa quả sấy khô như mơ, hạt sen, dâu, táo… bày bán tại đây chỉ được đóng gói trong túi nilong mà không hề có nhãn mác. Tại đây, các loại hoa quả khô được bán với giá dao động từ 60.000 đồng/kg  đến 150.000 đồng/kg

Nhiều kiot bán hoa quả khô tại chợ Đồng Xuân thậm chí chỉ đựng hoan quả khô trong những khay nhựa, không che đậy nên “ngậm” đầy bụi đường. Có loại vì “Dầm mưa dãi nắng” lâu ngày nên đã có hiện tượng mốc, chảy nước.

Tiểu đường, tim mạch vì hoa quả sấy 3 không - 1

Hoa quả khô được bày lộ thiên tha hồ "ăn" bụi đường tại chợ Đồng Xuân

Theo quan sát của PV tại một cửa hàng trên chợ Đồng Xuân, tại đây bày bán khoảng  hơn 20 loại hoa quả khô: táo, mơ, me, chùm ruột, dâu, nho… với đủ màu sắc bắt mắt được đựng trong chậu hoặc lọ thủy tinh, hoặc trong túi bóng lớn.

Trong các túi đựng chỉ được ghi 1 mẩu giấy: “Nho Mỹ”, “Nho Thái”, “Nho xanh Mỹ”, “Táo Thái”, “Hạt điều Mỹ”… nhưng  hoàn toàn không có thông số ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần  hay tem chất  lượng sản phẩm.

Chị Hằng (TP Bắc Ninh) rỉ tai PV: “Toàn hàng Trung Quốc cả đấy. Họ ghi vậy để “lừa” người mua lẻ, chứ mua buôn như chúng tôi biết thừa mánh khóe của họ. Vì các mác “hàng  ngoại chất lượng cao” này mà nhiều khi họ bán được giá gấp đôi, gấp ba so với giá đổ buôn cho chúng tôi”.

Ngoài các loại ô mai, xí muội, tại các quầy hàng này còn bán nhiều mặt hàng chế biến từ trái cây như: bánh chuối sấy, bánh xoài, bánh cốm sầu riêng, dâu tây, kẹo dừa, bánh khoai lang… các mặt hàng này đều là hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không hạn sử dụng.

Hỏi người bán thì nhận được câu trả lời: “Đồ khô thì chỉ cần bảo bản ở những nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp thì có thể để cả năm vẫn ăn được. Nếu chẳng may thấy có hiện tượng mốc thì đem ra phơi rồi sấy khô lên là vô tư….”.

Tiềm ẩn nhiều loại bệnh

Theo các chuyên gia hóa học, để bảo quản trái cây khỏi hư hỏng và biến màu, một số cơ sở sản xuất đã sử dụng đến sulfur dioxide. Là thành phần chính của khí than đá bị đốt cháy trong các nhà máy nhiệt điện, hóa chất này thực sự gây hại cho môi trường và cơ thể con người. Khi đi vào cơ thể, sulfur dioxide có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, mẩn ngứa hay suyễn... Đây không phải là loại hóa chất duy nhất được sử dụng. Các cuộc điều tra gần đây đã phát hiện ra acrymalide, một chất hóa học thần kinh độc hại, trong một số loại trái cây sấy.

Tiểu đường, tim mạch vì hoa quả sấy 3 không - 2

Hoa quả sấy không nguồn gốc chứa nhiều chất phụ gia, gây nhiều loại bệnh nguy hiểm cho người sử dụng

Tuy nhiên, các hóa chất phụ gia không phải là phần tồi tệ nhất của trái cây sấy đang tiêu thụ trên thị trường. Để tạo nên vị ngọt đậm đà cho trái cây sấy, các công ty thường cho thêm đường, đặc biệt là với các loại trái cây ít ngọt như việt quất. Một hộp nhỏ nho khô chứa khoảng 25 gram đường, tương đương với liều lượng khuyến cáo hàng ngày cho người lớn. Và hậu quả là số lượng bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường và tim mạch ngày càng tăng.

Phó Giáo sư Trịnh Lê Hùng – chuyên gia hóa học (khoa hóa học, ĐHKHTN ,ĐHQGHN) cho biết, các chất tạo ngọt saccharin, sodium cyclamate; chất tạo màu carmine, amaranth; chất tẩy trắng và bảo quản sulfur dioxide được phát hiện trong hoa quả khô đều gây tác hại rất xấu cho sức khỏe người sử dụng nếu chúng được sử dụng quá liều lượng cho phép. Nếu sử dụng quá nhiều có thể gây ung thư…

Theo Ngọc Phạm (Người đưa tin)
Nguồn:

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kinh hoàng thực phẩm bẩn